Copy link

5 câu hỏi tình huống khi phỏng vấn và câu trả lời gợi ý

| 718 Lượt xem

liên hệ

Tùy từng vị trí mà nhà tuyển dụng thường sẽ sử dụng các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn để tìm ra ứng viên phù hợp nhất. Thế nên, muốn lọt vào danh sách ứng viên tiềm năng và có được công việc mong ước, bạn nên tìm hiểu trước các câu hỏi tình huống và chuẩn bị cho mình câu trả lời thuyết phục nhất.

 

Tùy từng vị trí mà nhà tuyển dụng thường sẽ sử dụng các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn để tìm ra ứng viên phù hợp nhất. Thế nên, muốn lọt vào danh sách ứng viên tiềm năng và có được công việc mong ước, bạn nên tìm hiểu trước các câu hỏi tình huống và chuẩn bị cho mình câu trả lời thuyết phục nhất.

Sau đây là 5 câu hỏi thường gặp về tình huống và gợi ý cách trả lời mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tuyển dụng việc làm Hà Nội mới hoặc Bắc Ninh, Hà Giang… sắp tới.

Hãy kể về khoảng thời gian bạn gặp khó khăn nhất trong công việc, bạn đã làm gì để vượt qua?

Đối mặt với khó khăn cũng là kỹ năng cần thiết của một ứng viên tiềm năng. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu cách bạn vượt qua khi gặp khủng hoảng trong công việc. Đây không phải là cơ hội để bạn kể lể dài dòng mà là nên chia sẻ ngắn gọn bí quyết vượt qua áp lực.

Câu trả lời tốt nhất là chọn một tình huống đã trải qua và buộc bạn vực dậy bản thân để trở nên “phiên bản tốt nhất của chính mình”.

Ví dụ như: Khi mới ra trường nhận công việc ở công ty cũ, em gặp khá nhiều khó khăn vì đa số kiến thức học và kỹ năng chưa đủ để làm việc. Một lần em thất bại, không kí được hợp đồng với một khách hàng quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ doanh số của phòng. Vì sự thiếu kỹ năng của em mà vị khách hàng còn phản hồi không tốt về em với công ty. Em đã phải nhận hậu quả do mình gây ra. Em thật sự cảm thấy khủng hoảng. Sau đó, em đã xem xét lại toàn bộ cách thức và lỗ hổng của mình, em xin đi theo một chị đồng nghiệp giỏi và học hỏi ở chị, nhờ chủ động rèn luyện mà sau đó mà bản thân tiến bộ lên thấy rõ và kết quả công việc được cải thiện rõ ràng.

Bạn đã từng phải thuyết phục cấp trên của mình (hoặc khách hàng khó tính) trong một tình huống nào chưa? Bạn đã làm thế nào? 

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra kỹ năng thuyết phục và ứng xử với người khác trong công việc. Người khác ở đây là đối tượng khó tính: Sếp và khách hàng. Làm việc với khách hàng khó tính hoặc để cấp trên đồng ý phương án của bạn là cả một vấn đề. Bạn nên thể hiện sự cố gắng và sự khéo léo huyết phục thay vì than phiền hoặc bỏ cuộc sau khi bị từ chối.

Ví dụ: Có lần, tôi trình lên sếp kế hoạch chi tiết về buổi giới thiệu sản phẩm mới của công ty. Đối tượng là sinh viên ở các trường đại học trong thành phố. Vì là lĩnh vực mỹ phẩm nên tôi đề nghị hợp tác với một hot Titoker có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng giới trẻ. Nhân tố này sẽ giúp thu hút và tạo hiệu ứng tốt hơn. Tuy nhiên sếp của tôi nhất quyết không đồng ý vì sợ tốn thêm một khoản chi phí. Tôi đã lên chi tiết bảng so sánh chi phí, vạch ra cho sếp thấy nếu thuê đội ngũ PG cũng sẽ tốn kém một khoản phí như vậy mà còn khó khăn, không thu hút được các bạn trẻ lại quầy tham khảo sản phẩm. Như vậy sẽ dẫn đến kém hiệu quả và tổn thất hơn như thế nào.

Cuối cùng sếp cũng đồng ý với phương án của tôi. Chỉ trong buổi sáng ngày diễn ra sự kiện, công ty chúng tôi bán ra được 4.700 sản phẩm thu về khoản lợi nhuận tối đa. Tôi cảm thấy rất vui khi đã thuyết phục được sếp nghe theo mình để mang lại kết quả tốt cho công ty.

Kể về một tình huống đột xuất buộc bạn phải ra quyết định

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng thích một ứng viên linh hoạt, biết cách ra quyết định khi cần thiết. Thế nên họ sẽ đưa ra câu hỏi về tình huống bất ngờ mà bạn sẽ đối mặt trong công việc để xem khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bạn.

Với câu hỏi tình huống khi phỏng vấn này, bạn nên thể thể hiện được phẩm chất linh hoạt và quyết đoán trong công việc.

Ví dụ: Trong một lần phòng của chúng tôi phải chịu trách nhiệm cho dự án mới, thời gian khá gấp rút. Tuy nhiên ngay đợt cao điểm quan trọng thì trưởng nhóm và một thành viên team bị bệnh nặng buộc phải nghỉ phép. Không có cách nào khác tôi là người phải gánh vác và quyết định bố trí, phân chia lại công việc cho từng thành viên nhóm để tăng tốc hoàn thành đúng hạn. Nhờ đó dự án của chúng tôi không bị trễ hạn mà còn đạt hiệu quả vượt 20% dự kiến. Quan trọng là các thành viên sau đó phát hiện thêm các khả năng đặc biệt của bản thân mà trước giờ họ không biết là mình sẽ làm được.

Hãy kể về lần mà bạn phải trải qua những thay đổi lớn trong công việc, và bạn đã phải điều chỉnh như thế nào? 

Nhà tuyển dụng muốn đánh giá về sự linh hoạt, khả năng thích ứng với hoàn cảnh của ứng viên, đặc biệt trong một thời đại có nhiều biến động bởi các yếu tố khách quan (dịch bệnh, thiên tai…) như hiện nay.

Khi đối diện với câu hỏi này, bạn không nên than phiền về sự thay đổi đột xuất nào đó. Thay vào đó hãy để nhà tuyển dụng thấy bạn đã từng chủ động điều chỉnh bản thân tốt nhất để thích ứng với công việc.

Trước đến nay, tôi vẫn làm việc trực tiếp tại văn phòng công ty. Tại đây nếu tôi có gặp trục trặc gì thì sẽ được các bộ phận như IT hay kỹ thuật, bộ phận chăm sóc khách hàng hỗ trợ cũng như trao đổi thêm với đồng nghiệp.

Khi dịch bệnh bùng phát đột xuất, giãn cách xã hội buộc chúng tôi phải duy trì công việc bằng cách làm tại nhà. Ban đầu tôi hơi bị rối vì một số việc chỉ có làm ở văn phòng. Tuy nhiên nhận thức được mình phải thích ứng thì mới tiếp tục làm việc được, tôi chủ động kết nối và học hỏi thêm bộ phận IT, kỹ thuật cùng các đồng nghiệp trong team để đảm bảo hoàn thành công việc của mình. Cũng nhờ vậy, tôi đã học thêm được một số kỹ năng quan trọng cũng như bản thân đã cảm thấy thích ứng mọi hoàn cảnh tốt hơn. Tôi cũng không còn sợ các thay đổi nữa.

Thành tích lớn nhất hoặc ý nghĩa nhất của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng quan tâm đến thành tích đã đạt được của ứng viên không chỉ để biết bạn có giỏi hay không mà còn muốn tìm hiểu về nỗ lực và thái độ của bạn đối với công việc.

Muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng ở câu hỏi tình huống này, bạn không nên “khoe” tất cả các thành tích mình đạt được mà chỉ chọn một trường hợp có ý nghĩa nhất hoặc nổi bật nhất của mình.

Ví dụ: Năm … sau khi hoàn thành tốt Dự án A, tôi rất vui khi được công ty khen tặng là nhân viên xuất sắc của phòng. Mặc dù đó chỉ là một phần thưởng nhỏ nhưng với tôi rất ý nghĩa. Tuy mới chập chững vào công ty và âm thầm nỗ lực làm việc mục tiêu ban đầu chỉ để rèn luyện thêm các kỹ năng chuyên môn và đóng góp một phần lợi ích cho công ty trong khả năng của mình nhưng không ngờ lại được cấp trên ghi nhận. Với tôi điều đó thực sự hạnh phúc.

Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là cơ hội mà ứng viên nên tận dụng để chia sẻ những trải nghiệm, cũng như thể hiện quan điểm, thái độ và cách giải quyết vấn đề của mình. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng, bạn chỉ nên đưa ra các câu trả lời ngắn gọn, không liệt kê dài dòng hay phàn nàn mà hướng đến cách nhìn tích cực. Từ đó cho thấy bạn đã tốt lên như thế nào để giờ đây có thể hoàn toàn tự tin đảm nhiệm công việc mới.

                                                                                              Đặng Hảo

Bình luận

5 câu hỏi tình huống khi phỏng vấn và câu trả lời gợi ý

liên hệ

Tùy từng vị trí mà nhà tuyển dụng thường sẽ sử dụng các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn để tìm ra ứng viên phù hợp nhất. Thế nên, muốn lọt vào danh sách ứng viên tiềm năng và có được công việc mong ước, bạn nên tìm hiểu trước các câu hỏi tình huống và chuẩn bị cho mình câu trả lời thuyết phục nhất.

Đánh giá 5 câu hỏi tình huống khi phỏng vấn và câu trả lời gợi ý

Đánh giá

Đóng
Laptop Apple MacBook Pro M1 2020 8GB/256GB (MYD82SA/A)

5 câu hỏi tình huống khi phỏng vấn và câu trả lời gợi ý

Bạn cảm thấy sản phẩm này như thế nào? (chọn sao nhé):

  • Rất tệ

  • Tệ

  • Bình thường

  • Tốt

  • Rất tốt

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phản hồi khách hàng

Vợ chồng tôi đã có một tình yêu viên mãn. Kết quả tình yêu của chúng tôi là 2 thiên thần vô cùng đáng yêu và thông minh

Tôi đã thay đổi được cuộc sống hạnh phúc gia đình viên mãn. Chồng yêu thương tôi và quan tâm như hồi mới yêu

Sau 1 năm chồng tôi dần tự tin hơn. Sau 3 tháng. Bây giờ anh ấy rất mạnh mẽ và hết mực cưng chiều vợ con, cuối tuần là ở nhà nấu cơm cho vợ

Bố mẹ cháu ngoài 40 tuổi rồi nên thường xuyên có thời gian quan tâm chăm sóc nhau, đi du lịch, lúc nào cũng như mới cưới ấy

G

0963129339
Nhắn tin!